TRẺ BIẾNG ĂN, MẸ CÓ HIỂU VÌ SAO?

1.Trẻ biếng ăn do khó khăn khi nhai nuốt

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ biếng ăn mà không nhiều mẹ quan tâm đến.
Biểu hiện: Bé liên tục trớ, khó nhai, không nuốt trôi dễ dàng thức ăn, có thể do trẻ mọc răng, viêm tuyến nước bọt, viêm amidan, nấm lưỡi…
Khắc phục: mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt, mùi vị hấp dẫn để kích thích vị giác của trẻ, đồng thời chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ uống sữa hoặc ăn kèm với hoa quả

2. Do đồ ăn không hợp khẩu vị, hoặc thực đơn nhàm chán

Trẻ nhỏ cũng như người lớn, đều sẽ có những loại thức ăn không hợp khẩu vị hoặc ăn mãi một món cũng sẽ giảm hứng thú, không thấy ngon miệng. Do đó, mẹ nên hiểu rõ loại thức ăn nào hợp với khẩu vị của bé để đan xen các loại thức ăn mới và những loại thức ăn mà bé yêu thích nhé. Mẹ hãy cố gắng đa dạng thực đơn cho bé hàng ngày, có thể trang trí và trình bày món ăn đẹp mắt, trẻ sẽ dễ dàng bị thu hút với những hình thù ngộ nghĩnh và màu sắc bắt mắt lắm đấy!

3. Trẻ biếng ăn do áp lực tâm lý

Đây là một trong những lý do tại vì sao trẻ biếng ăn mà mẹ không ngờ đến nhất. Bé không muốn ăn nhưng ba mẹ cứ thúc giục, bắt ép thậm chí quát mắng, dọa nạt hoài sẽ khiến trẻ bị áp lực tâm lý, luôn lo lắng, sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, từ đó lại ngày càng biếng ăn hơn. Ba mẹ nên kiên nhẫn, có thể hôm đó bé hơi mệt, đồ ăn không hợp khẩu vị hoặc bé chưa thấy đói, hãy khuyến khích, cổ vũ bé hoặc dừng lại và cho bé ăn tiếp vào khoảng thời gian sau đó nhé!

4. Do hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không tốt (Rối loạn tiêu hóa, Loạn khuẩn đường ruột)

Biểu hiện: buồn nôn, đau bụng, đầy chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, thay đổi tính chất phân (phân nhạt màu, phân sống,…),…
Hậu quả: làm giảm quá trình lên men thức ăn khiến trẻ chậm tiêu và không có cảm giác đói
Khắc phục: cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, uống thêm nước để tránh mất nước, đồng thời bổ sung thêm các lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu các triệu chứng không có chiều hướng thuyên giảm, bạn cần đưa trẻ đi khám.

5. Do sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ kém

Biểu hiện: trẻ hay bị ốm
Hậu quả: Khi sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ kém, trẻ dễ mắc bệnh trước sự thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây bệnh. Cũng giống như người lớn chúng ta, một khi bị ốm do một loại bệnh nào đó, bé sẽ không muốn ăn gì cả. Ngoài ra, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh thường có tác dụng phụ làm loạn khuẩn đường ruột khi dùng kéo dài cũng là nguyên nhân khiến trẻ thêm biếng ăn.
Khắc phục:
Điều trị dứt điểm bệnh
Tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của trẻ để hạn chế tối đa việc trẻ tiếp tục bị ốm vào những ngày sau bằng cách bổ sung dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin nhóm B, selen, thymomodulin, imunephath IP) thông qua: Khẩu phần ăn (thường ít hiệu quả vì khi đó trẻ vẫn còn đang chán ăn) và các sản phẩm hỗ trợ

6. Trẻ biếng ăn do thiếu hụt các dưỡng chất

Ba mẹ thường chỉ lo sợ trẻ biếng ăn sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, sẽ chậm tăng cân và kém phát triển mà thường không nghĩ đến thiếu hụt dưỡng chất ngược lại cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
a) Thiếu dưỡng chất liên quan đến vị giác: Kẽm
Kẽm là vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của các tế bào vị giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn, ăn không thấy ngon miệng.
b) Thiếu dưỡng chất giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh: vitamin nhóm B, selen, thymomodulin, imunephath IP
Riêng với trẻ biếng ăn, việc tăng sức đề kháng là điều cực kỳ quan trọng vì trẻ biếng ăn sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết kiến tạo nên hệ miễn dịch cơ thể nên sẽ dễ mắc bệnh hơn trẻ bình thường.
Vitamin nhóm B là những vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào, thúc đẩy sự thèm ăn một cách tự nhiên.
Selen tham gia cấu tạo nên các các Globulin miễn dịch – là các kháng thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, selen vô cùng cần thiết cho hệ thống miễn dịch của mỗi người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện.
Thymomodulin giúp kích thích cơ thể sản sinh và làm trưởng thành tế bào lympho T một cách tự nhiên, đồng thời, nó cũng làm tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch lympho T, lympho B và đại thực bào từ đó cải thiện chức năng miễn dịch. Thymomodulin là một chất hoàn toàn cơ thể không tự sản sinh được mà phải bổ sung từ bên ngoài cơ thể. Vì đây là một chế phẩm sinh học nên cũng không thể bổ sung từ nguồn thực phẩm. Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm có chứa thymomodulin, đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, thymomodulin được bổ sung dưới dạng kết hợp với lysin, kẽm, các vitamin nhóm B.
Immunepath-IP bản chất là các Peptidoglycan được chiết xuất từ thành tế bào của chủng lợi khuẩn Lactobacillus paracasei, có khả năng tăng kích thích hệ miễn dịch, tái tạo niêm mạc ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột… Trong cơ thể, các Peptidoglycan đóng vai trò như hàng tỷ đơn vị kháng nguyên, kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động làm tăng số lượng bạch cầu, tăng số lượng và chất lượng của các tế bào lympho T (miễn dịch tế bào) và lympho B (miễn dịch thể dịch)

CẢM ƠN CÁC M ĐÃ QUAN TÂM