Mất ngủ khó ngủ hậu Covid-19

1. Mất ngủ có quan trọng như thế nào đối với cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.

Mất ngủ khó ngủ hậu Covid-19

Một giấc ngủ ngon đã là khó với nhiều người, thế nên với những người đang trong giai đoạn hậu Covid-19 thì hầu như là bất khả thi. Việc khó ngủ, mất ngủ có thể là do sự lo âu về Covid-19, cũng có thể là do một số triệu chứng khác của hậu Covid-19 gây ra.

Những người thường xuyên không ngủ đủ giấc có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng và thường xuyên ác mộng.

Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.

2. Biểu hiện của khó ngủ, mất ngủ

Khó ngủ, mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ,  khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc, thường thức dậy sớm và không thể ngủ lại được.

3. Nguyên nhân mất ngủ hậu Covid-19

Khó ngủ, mất ngủ là tình trạng mà hầu hết bệnh nhân sau khi khỏi Coid-19 gặp phải. Có khoảng 40% bệnh nhân mất ngủ khi mắc Covid-19 lẫn hậu Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do Covid-19 đặc biệt là những gia đình bị Covid-19 cướp đi mạng sống của người thân, điều đó đã ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.
  • Thói quen ngủ của người bệnh sau khi khỏi Covid-19 cũng thay đổi do liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý trong cuộc sống thường ngày, về thu nhập hoặc lo  sợ bị biến chứng hậu Covid-19.
  • Bên cạnh đó một số thuốc đã được sử dụng để điều trị Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.
  • Hoặc có thể là do triệu chứng hậu Covid-19( ho, hụt hơi, khó thở..) kèm theo căng thẳng, lo âu khiến người bệnh dễ mất ngủ, hay tỉnh giấc, khó duy trì giấc ngủ

Mất ngủ hậu Covid

Mất ngủ ban đêm gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và luôn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ giữa ban ngày, đồng thời rất khó tập trung. Từ đó dẫn đến nguy cơ té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu quả trong công việc…

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân như bị rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị ảnh hưởng xấu, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời hệ chuyển hóa cũng bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, thậm chí bị đái tháo đường.

Đối với phụ nữ đang mang bầu nếu mắc Covid-19, tiếp đến lại vướng vào hội chứng hậu Covid-19 có thể có nguy cơ sinh con thiếu tháng, nhẹ cân.

4. Lời khuyên cho người mất ngủ hậu Covid-19

Khi chứng mất ngủ kéo dài thì bạn không nên xem thường, cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Tăng cường sức khỏe, phục hồi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chống lại tình trạng mất ngủ hậu Covid-19

4.1. Tạm dừng các tin tức về Covid-19

Mặc dù cập nhật tin tức hằng ngày là điều tốt, thế nhưng việc liên tục cập nhật các tin tức vào buổi tối lại gây ra sự phản tác dụng. Các tin tiêu cực khiến người đọc càng thêm lo lắng, làm tệ thêm tình trạng mất ngủ.

4.2. Giữ đúng lịch trình giấc ngủ

Mọi người thường đi ngủ sớm vào các ngày trong tuần nhưng lại thức rất khuya vào những ngày cuối tuần.Điều này sẽ khiến cơ lịch sinh học lệch đi, làm tình trạng mất ngủ, khó ngủ thêm tiến triển. Việc tạo ra một thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày sẽ vô cùng hiệu quả để chữa chứng mất ngủ, khó ngủ. Thời gian đi ngủ hằng ngày nên là trước 23h.

Ngoài ra nên có gắn ngủ trưa trước 3h chiều và thời lượng nên dưới 30 phút.

4.3. Tiếp xúc với ánh nắng

Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng là việc vô cùng tốt cho nhịp sinh học, thế nhưng nhiều người hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc ánh sáng. Bạn nên tận hưởng một chút ánh sáng mặt trời để cải thiện tình trạng giấc ngủ.

4.4. Chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày( từ 1,5 – 2 lít), bên cạnh đó nên bổ sung thêm các loại nước trái cây ép như: dưa hấu, lê, cà chua
  • Ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ, đủ lượng protein, tinh bột, vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương do Covid-19. Lượng thức ăn hàng ngày nên dễ tiêu, ăn vừa đủ không nên ăn no quá vì hệ tiêu hóa hậu COVID-19 còn yếu. Nên ăn thêm các loại hạt như lạc, đỗ, đậu (đậu đũa, đậu cô ve…)
  • Buổi chiều và tối không uống cà phê, trà đặc và buổi tối hạn chế uống nước, bởi vì uống nhiều nước có thể làm tỉnh giấc để đi tiểu đêm. Bởi vì, hiện tượng tiểu đêm là kẻ thù của rối loạn giấc ngủ
  • Tắm rửa bằng nước ấm cũng là một biện pháp tốt để thư giãn, thoải mái tinh thần trước khi lên giường ngủ
  • Có gắn tạo môi trường ngủ thích hợp như: đủ tối, yên tĩnh, không quá nóng..
  • Tránh ăn quá no hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ