Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp là hay gặp nhất. Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi nghĩa là tuổi càng cao tổn thương thoái hóa càng nặng; bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế.

Khi bị thoái hóa khớp mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.Quá trình lão hóa mang tính quy luật nên chúng ta không thể nào đẩy lùi tình trạng thoái hóa của xương và chữa trị bệnh dứt điểm được. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể giúp các cụ giảm bớt các cơn đau và duy trì chức năng vận động của khớp.Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều khớp. Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng. Khi thoái hóa khớptổn thương cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và dịch khớp. Các khớp xương dễ bị thoái hóa nhất là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân….

 

 

1. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi đó là: Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp. Thoái hoá khớp còn có thể là hậu quả của các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

2. Các triệu chứng chính của bệnh

Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, và là triệu chứng khó chịu chính khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau. Đau khớp có tính chất cơ học, đi lại vận động đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau. Trong thoái hoá khớp gối bệnh nhân đau khi đi lại, khi đứng lên và ngồi xuống. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân.

Cứng khớp buổi sáng là tình trạng bệnh nhân khi ngủ dậy thấy các khớp của mình cứng, vận động khó, phải tập luyện gấp duỗi một lúc khớp mới vận động dễ dàng hơn. Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hoá khớp. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút.

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.

Khi đến thăm khám bác sĩ thường cho chụp X-quang xương khớp để phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp như: hẹp khe khớp, gai xương ở rìa, đặc xương dưới sụn, …. Ngoài ra các bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, miễn dịch) hoặc xét nghiệm dịch khớp, chụp cộng hưởng từ khớp, siêu âm khớp để giúp khẳng định chẩn đoán hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của khớp như: viêm khớp dạng thấp; gout; viêm cột sống dính khớp; viêm khớp phản ứng, lao khớp ….

3. Phòng và điều trị thoái hóa khớp:

Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người. Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức.

Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp. Dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B …) là rất cần thiết.

Ngoài các biện pháp phòng bệnh không dùng thuốc hiện nay còn có các thuốc phòng và chữa thoái hóa khớp hiệu quả như glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, diacerin, piascledine, …

Sữa dê Flomilux F3 là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người đau nhức xương khớp, người bị loãng xương, người cần tăng trưởng chiều cao.

Thành phần quang trọng nhất quyết định thay đổi thể chất giúp cơ thể khởe mạnh dồi dào năng lượng, chính là Protein: 14 g và Lipid: 15.3 g rất cao. Protein giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô được nhanh hơn. Lipid sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp và các hoạt động hàng ngày của cơ thể.

Cùng với 7 dưỡng chất “vàng”  trong sữa dê Flomilux F3 bỏ xa bệnh khớp, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật như : đột qụy, tắc nghẽn mạnh máu, huyết áp cao…vv:

  • GLUCOSAMIN ( NK từ Hàn Quốc ): Tạo ra dịch nhầy => Giúp bôi trơn các đầu khớp.
  • COLLAGEN TYPE 2 ( NK từ Pháp ): là thành phần chính tạo thành sụn và làm đẹp da.
  • LACTIUM ( NK từ Đức ): Giảm stress, giúp ngủ ngon giấc.
  • OMEGA 3,6,9 ( NK từ Nhật Bản ): Tốt cho tim mạch, huyết áp.
  • CANXI NANO + D3 + MAGIE : Hấp thu đến 90% canxi vào cơ thể => Giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai.
  • VITAMIN K2MK7 + D3 ( NK từ Hàn Quốc ) : Giúp chuyển hóa tối đa canxi từ máu vào xương, răng.
  • ACID FOLIC: Giúp trung hòa giảm tính axit trong máu.

Cùng rất nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như: vitamin K2MK7, D3, A, E, C, B1, B2, B5, B6, B12; khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, magie, natri, kẽm..vv

Sữa Dê Flomilux F3 Công Thức Tốt Cho Người Bị Bệnh Xương Khớp
Sữa Dê Flomilux F3 Công Thức Tốt Cho Người Bị Bệnh Xương Khớp